Nhà quản lí mới: Tập trung hỗ trợ nhóm thay vì làm hài lòng sếp

04/08/2017

Chuyên mục:

Sự trớ trêu đối với hầu hết những nhà quản lí mới được bổ nhiệm là các kĩ năng và phẩm chất giúp họ thăng chức rất khác biệt so với những gì sẽ giúp họ dưới tư cách một nhà lãnh đạo, và họ thường tự tạo ra phong cách lãnh đạo mà không phải lúc nào cũng thành công.

Sự trớ trêu đối với hầu hết những nhà quản lí mới được bổ nhiệm là các kĩ năng và phẩm chất giúp họ thăng chức rất khác biệt so với những gì sẽ giúp họ dưới tư cách một nhà lãnh đạo, và họ thường tự tạo ra phong cách lãnh đạo mà không phải lúc nào cũng thành công. Bạn không thể ngừng tự hỏi có bao nhiêu nhà quản lí ở các công ty phát triển nhanh, như Uber, đã có kinh nghiệm quản lí và đào tạo trước khi đảm nhận một vị trí quyền lực. GS. Francis Frei của Trường Kinh doanh Harvard, người mà gần đây đã được Uber tuyển dụng để giúp lãnh đạo công ty và xử lí khủng hoảng, chỉ ra rằng một kết luận tức thì có thể làm doanh nghiệp vận chuyển có những nhà quản lí tồi. Tuy nhiên, trên thực tế, cô ấy nói với Marketplace, những nhà quản lí đó đã không được hướng dẫn những gì họ cần. “Hóa ra chúng ta đã không huấn luyện khả năng lãnh đạo cho các quản lí của chúng ta”, theo cô quan sát, “Vì vậy các nhà quản lí không được đào tạo để đạt được thành công”.

Bob Sutton, tác giả của “Good Boss, Bad Boss” và “The Asshole Survival Guide”, nói rằng những thách thức mà các nhà quản lí mới phải đối mặt liên quan nhiều tới nơi mà họ đặt sự chú ý của mình: “Sự chú ý của bạn về cơ bản sẽ thay đổi – có xu hướng theo thứ tự cấp bậc”. Điều này thậm chí xảy ra trong cả tự nhiên: Con khỉ đầu chó nhìn lên người chủ trung bình 30 giây một lần hoặc lâu hơn để xem xem anh ta đang làm gì. Chúng ta cũng làm điều tương tự khi được thăng tiến, liên tục tìm kiếm sự đảm bảo rằng sếp của chúng ta đang nhìn thấy và chấp nhận chúng ta, tức là chúng ta không chú ý nhiều đến những người mà mình đang dẫn dắt. Và những đồng nghiệp cũ, về phần mình, đang theo dõi chúng ta nhiều hơn những gì họ từng làm trước đây. Chúng ta nên có tâm trạng và biểu cảm thế nào? Nên thường xuyên rời khỏi bàn làm việc của mình hơn? Nên dành thời gian cho công việc gì? Trở nên thân thiện hơn hay ít thân thiện hơn so với trước kia? Ai ở trong và ai ở ngoài trật tự cấp bậc mới? “Sự chú ý không cân xứng” này, theo Sutton giải thích, chính là một vấn đề đối với hầu hết các nhà quản lí mới. Bạn có thể rất muốn chứng minh rằng việc mình được thăng tiến (hoặc thuê) là đúng trước cấp trên, nhưng đã vô tình thờ ơ với cấp dưới mà trực tiếp thuộc quyền quản lí của mình.

Vậy nên làm gì để khắc phục điều này?

Linda Hill của Trường Kinh doanh Harvard, tác giả cuốn sách “Becoming the Boss”, giải thích: “Rất khó để có được những cấp dưới mà quan sát bạn một cách chặt chẽ, nhưng điều đó không bao giờ có thể quan trọng hơn việc chú ý họ. Bạn cần nhóm mới của mình ở bên cạnh, mang đến cho bạn hiệu suất tốt nhất ở họ và đặt niềm tin vào sự dẫn dắt của bạn. Khi bạn và cấp dưới đã hiệu chỉnh lại vai trò của mình, họ sẽ tìm kiếm bằng chứng cho ba thứ ở bạn, cụ thể là:

- Có khả năng bạn được thăng chức là vì bạn đã làm tốt công việc trước đây, nhưng bạn có năng lực của một nhà quản lí hay không?

- Bạn có muốn làm những điều đúng đắng như một nhà lãnh đạo mới?

- Bạn sẽ có một mạng lưới phù hợp, sự tôn trọng và khả năng để hoàn thành công việc hay không?

“Mọi người sẽ thu thập bằng chứng từ lời nói và hành động của bạn”, GS. Hill nói, “Bạn cần chú ý không chỉ những gì bạn làm, mà cả cách bạn làm như thế nào. Lời nói của bạn có ý nghĩa quan trọng”. Nếu bạn ý thức được khả năng của mình trong ba thứ trên, bạn sẽ giải quyết được nhiều mối quan tâm từ nhóm của mình. Một vài trong số đó, Sutton khuyên, chỉ đơn giản là thay đổi suy nghĩ của bạn: Bạn có phải là đồng minh của họ? Bạn có quan tâm đến việc họ cũng tỏa sáng, chứ không chỉ riêng bạn? Bạn có công bằng trong cách đưa ra các quyết định?

Các thành viên trong nhóm của bạn sẽ xem xét mọi động thái ở bạn để tìm ra đầu mối về việc bạn sẽ là kiểu sếp như thế nào và liệu bạn có đáng tin, có những đặc điểm và ảnh hưởng để đạt được thành công hay không. Karen Dillon – người từng làm việc trong Harvard Business Review – đã chia sẻ về những sai lầm của mình trong những ngày đầu làm quản lí khi không nhận ra mọi người đã phản ứng với hành vi của mình như thế nào. Ví dụ, trong nỗ lực giữ được công việc mới của mình, Dillon thường gửi hoặc trả lời email vào buổi đêm và cuối tuần. Điều đó giúp cô được thư giãn, và biết rằng bản thân đã dọn dẹp sạch hòm thư. Cho đến khi một trong những cấp dưới dũng cảm của cô gọi tới, Dillon không nghĩ rằng mình đã vô tình thông báo cho nhóm của cô về sự trông đợi họ sẽ chú ý đến email 24/7. Vì đó không phải là ý định của mình, nên Dillon bắt đầu lên kế hoạch gửi email trong giờ làm việc sau đấy.

Các chuyên gia khuyên bạn nên tập trung vào việc chứng minh tầm nhìn của mình, hỗ trợ và lãnh đạo công việc, hay nhận ra những cá nhân có đóng góp đáng kể. Chẳng hạn, bạn có thể lắng nghe nhiều hơn là nói chuyện để cho thấy việc bạn đánh giá cao kiến thức chuyên môn của cấp dưới. Khi Dillon cuối cùng cũng tập trung vào việc trở thành một nhà lãnh đạo thực sự thay vì một nhà quản lí mới đầy lo lắng, cô bắt đầu hỏi các đồng nghiệp về cách mọi người có thể hoàn thành công việc tốt hơn, chứ không chỉ đơn giản là tự mình xoay sở. Điều này có thể báo với họ rằng cô quan tâm đến ý kiến và chuyên môn của mọi người, và cô không có ý định tự thành lập và điều hành ban nhạc một thành viên. Dillon cũng nói rõ với họ về sếp của mình một cách riêng tư và cả công khai, vì thế mà họ biết cô ở phía họ. Sau đấy, cả nhóm đã giành giải thưởng ngành công nghiệp dẫn đầu trong năm tới – một thành tựu mà Dillon cho là cuối cùng, tất cả đã cùng nhau tập hợp như một nhóm thực sự. Thay vì trong những ngày đầu nhậm chức, cô cảm thấy lúng túng với thực tế là mình đã được thăng chức trước đồng nghiệp, và mải mê gây ấn tượng với sếp, làm việc hàng giờ, tự giao cho bản thân mọi việc mà cô e sợ phải hỏi đồng nghiệp cũ mới có thể hoàn thành.

Chỉ bởi bạn là một nhà sản xuất tuyệt vời trước khi bạn được thăng chức, không có nghĩa là bạn sẽ nghiễm nhiên trở thành một vị sếp tuyệt vời. Nhận ra bản thân còn rất nhiều thứ để học và yêu cầu sự giúp đỡ, hướng dẫn ở người quản lí của mình sẽ giúp bạn nhanh chóng tăng tiến độ trong mọi việc. Và hãy cắt giảm một số việc gây chểnh mảng khi bạn đang tiến bộ trên con đường học hỏi đó. Theo GS. Hill, “Có lẽ bạn sẽ cảm thấy bị choáng ngợp trước một nhà quản lí mới. Bạn sẽ cần phải đảm bảo rằng mình cũng chăm sóc cho chính bản thân đầy tình cảm, từ đó mới có thể sẵn sàng chăm sóc cho cả những người khác”.

Thanh Huyền

Lược dịch theo Harvard Business Review

Vietnam Report